Công nghệ thông tin là một trong những chiếc chìa khóa vàng giúp con người chạm tay đến những nền văn minh mới. Ngành là công cụ hỗ trợ đắc lực được con người tạo ra nhằm phục vụ mọi mặt của cuộc sống, hơn hết là khoa học và kinh tế. Vậy công nghệ thông tin làm nghề gì? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
1. Công nghệ thông tin làm nghề gì?
Công nghệ thông tin ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều bạn trẻ nhiệt huyết, yêu thích lĩnh vực công nghệ. Muốn tạo nên sự khác biệt tích cực cho thế giới thì công nghệ thông tin là một trong những con đường lựa chọn đúng đắn của bạn bởi công nghệ thông tin ngày nay là công cụ quan trọng không thể thiếu trong các lĩnh vực khoa học công nghệ.
Các công việc mà sinh viên ngành công nghệ thông tin có thể đảm nhận sau khi ra trường như:
1.1 Lập trình viên
Lập trình viên là người sử dụng các ngôn ngữ lập trình và công cụ để thiết kế, xây dựng và bảo trì chương trình phần mềm, ứng dụng, hay trang web,… cho máy tính và điện thoại. Có thể xem lập trình viên như một người nhạc sĩ, sáng tác ra lời bài hát và thậm chí là những nốt nhạc (các đoạn mã lập trình) để tạo ra một bản “hit” của phần mềm máy tính.
Để trở thành một lập trình viên, bạn cần phải sở hữu các yếu tố như tư duy logic, kiên nhẫn, có khả năng tự học, kỹ năng phân tích và kỹ năng giải quyết các vấn đề.
1.2 Kiểm duyệt chất lượng phần mềm
Người kiểm duyệt chất lượng phần mềm (Tester). Đúng với tên gọi của nó, công việc chính của một Tester đó là kiểm tra chất lượng phần mềm, cho phần mềm chạy thử trước để khảo sát. Tức là một Tester sẽ kiểm tra chất lượng phần mềm thông qua thực hiện công việc so sánh các điều kiện thực tế của phần mềm so với điều kiện yêu cầu như bugs, defects, errors…Phải có một đội ngũ chuyên trách như vậy thì chất lượng các sản phẩm phần mềm mới đảm bảo hơn được khi đến tay khách hàng có thể hạn chế mức rủi ro một cách thấp nhất
Tester có nhiều mảng như QA, QC, đặc biệt là 2 mảng Manual Tester và Automation Tester. Manual Tester là người kiểm thử phần mềm theo một cách thủ công. Mặc dù không yêu cầu cao về kiến thức lập trình nhưng muốn làm một Manual Tester đòi hỏi bạn phải rành test manual, có đam mê và có sự kiên trì để tìm ra lỗi.
1.3 Nhà phát triển web
Các nhà phát triển web sẽ thiết kế, tạo và sửa đổi các website. Họ chịu trách nhiệm duy trì một trang web ổn định, thân thiện với người dùng, cung cấp các chức năng cần thiết để phục vụ cho nhu cầu khách hàng. Một số việc làm sẽ yêu cầu bằng cử nhân, trong khi những công việc khác có thể chấp nhận bằng cấp liên kết, bao gồm các lớp về HTML, JavaScrip… Vị trí cụ thể của công việc này là:
- Nhà phát triển Front End.
- Quản trị viên website.
- Lập trình viên web.
1.4 Làm quản lý trong ngành công nghệ thông tin
Nếu có nền tảng và trình độ tốt, kinh nghiệm làm việc với các dự án công nghệ thông tin thành công và kỹ năng quản lý vượt trội, bạn có thể nhắm đến các vị trí quản lý trong lĩnh vực này. Bạn cần biết cách thiết lập và triển khai các chính sách, thực thi dự án đáp ứng mục tiêu công nghệ thông tin theo đúng thời hạn và ngân sách.
Các vị trí việc làm quản lý trong lĩnh vực công nghệ thông tin gồm:
- Giám đốc thông tin (CIO)
- Giám đốc công nghệ (CTO)
- Giám đốc công nghệ thông tin
- Trưởng phòng IT
- Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo
1.5 Quản trị cơ sở dữ liệu
Quản trị cơ sở dữ liệu giúp lưu trữ và sắp xếp dữ liệu của khách hàng hoặc hoạt động kinh doanh của các công ty. Bạn sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ dữ liệu khỏi người dùng trái phép, các truy cập và kết nối không an toàn. Bạn có thể làm việc trong nội bộ công ty hoặc cung cấp dịch vụ quản trị cơ sở dữ liệu cho doanh nghiệp có hệ thống cơ sở dữ liệu lớn như ở các công ty tài chính,… Các công việc bao gồm:
- Quản trị cơ sở dữ liệu
- Chuyên viên phân tích bảo mật dữ liệu
2. Những kỹ năng phù hợp với ngành công nghệ thông tin
Trên thực tế, công nghệ thông tin là ngành được đánh giá là có mức thu nhập cao và được xếp vào danh sách các nghề có cơ hội phát triển nhất tại Việt Nam hiện nay. Trước hết, trước khi tìm hiểu về Sau khi tốt nghiệp đại học công nghệ thông tin làm gì? và để có thể thành công trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các sinh viên cũng cần phải trang bị một vài các kỹ năng phù hợp với ngành này, như sau:
2.1. Kỹ năng xử lý vấn đề logic và hiệu quả
Đối với công việc của một nhân viên công nghệ thông tin thì chuyện gặp phải các sự cố, vấn đề khi làm dự án là không thể thiếu, thậm chí nó còn thường xuyên xảy ra. Vì vậy, họ cần phải biết và luyện tập một bộ não nhạy bén để xử lý các vấn đề mà bản thân gặp phải. Tuy nhiên, các dự án thường là những số liệu, phép tính phức tạp cho nên họ cũng phải có kỹ năng xử lý vấn đề một cách logic, ngắn gọn và đảm bảo hiệu quả. Điều này góp phần cải thiện chất lượng và giúp dự án diễn ra tốt hơn.
2.2. Kỹ năng teamwork tốt
Thông thường, mỗi lập trình viên sẽ thực hiện công việc xây dựng và xử lý các chương trình, phần mềm. Đây là một khâu nhỏ trong tổng thể dự án lớn. Điều này cho thấy, lập trình viên phải làm việc với những lập trình viên khác của dự án. Vì vậy, họ cần phải có kỹ năng teamwork tốt để làm việc hiệu quả cùng những cá nhân khác.
Thực tế hiện nay, không chỉ đối với mỗi lĩnh vực công nghệ, mà ở mọi lĩnh vực, mọi cơ quan, công ty đều cần tới sự phối hợp của nhiều con người khi làm việc. Cho nên, kỹ năng teamwork là một kỹ năng bắt buộc đối với nhiều người. Khi trang bị tốt kỹ năng này, sinh viên công nghệ thông tin có thể tạo ra sản phẩm tốt cho doanh nghiệp.
2.3. Tinh thần trách nhiệm với công việc, có khả năng chịu được áp lực cao
Nhiều sản phẩm điện thoại, máy tính, các thiết bị thông minh hiện nay được ra mắt và giới thiệu với người dùng trên toàn thế giới, liên tục hàng ngày, hàng tuần. Để làm được điều đó thì không thể không nhắc đến sự đóng góp của công nghệ thông tin. Xong, đây cũng là một thực tế mà nhiều lập trình viên công nghệ phải chấp nhận khi làm việc trong ngành.
Họ phải đối mặt với các áp lực về việc tạo ra các chương trình phần mềm phù hợp và tiện lợi hơn cho những thiết bị, sản phẩm mới. Điều đó yêu cầu họ cần có một tinh thần trách nhiệm với công việc và khả năng chịu được các áp lực cao.
2.4. Cập nhật kiến thức thường xuyên, liên tục
Nếu bạn nghĩ rằng với khối lượng kiến thức được đào tạo trên trường đại học là đủ để một lập trình viên công nghệ kiếm được tiền khi đi làm, thì đây là một suy nghĩ sai lầm. Hiện nay, thế giới đã liên tục thay đổi với nhiều nền tảng công nghệ, ứng dụng thông minh ra đời với tiêu chí là phục vụ cho cuộc sống con người trở nên hiệu quả hơn.
Và để làm được điều đó thì các nhà lập trình viên công nghệ là những người đứng sau thực hiện. Vậy nên, muốn thành công trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kiếm nhiều tiền từ lĩnh vực số này, sinh viên công nghệ thông tin phải cập nhật kiến thức thường xuyên, liên tục cũng như trau dồi các kỹ năng của bản thân.
THÔNG TIN TUYỂN SINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA TẠI HÀ NỘI Năm 2023
Thời gian đào tạo và học phí:
- Thời gian đào tạo: 3 năm
- Sau 3 năm được cấp bằng Cao đẳng Chính quy
- Học phí 1.2 triệu đồng /tháng
Phương thức xét tuyển :
Xét tuyển học bạ THPT lớp 12, với điểm tổng kết lớp 12 đạt từ 5.0 trở lên
Điều kiện trúng tuyển: thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT
Hồ sơ xét tuyển:
- Sơ yếu lý lịch
- Bản sao : Giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân, Học bạ (Hoặc bảng điểm THPT)
- Các giấy tờ xác nhận ưu tiên( Nếu thí sinh thuộc diện ưu tiên)
- 4 ảnh 3×4
- Lệ phí xét tuyển 30.000đ
Thời gian xét tuyển
Trường bắt đầu nhận hồ sơ từ ngày 01/03/2023. Các bạn có nguyện vọng đăng ký nhanh chóng nộp hồ sơ để được xét tuyển sớm.
Thời gian nhập học: Dự kiến đợt 1 từ 25/07/2023, đợt 2 từ 20/9/2023
Cách thức nộp hồ sơ
Thí sinh có thể nộp hồ sơ theo 1 trong 3 cách sau
- Cách 1: Nộp trực tiếp tại Văn phòng Tuyển sinh 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
- Cách 2: Chuyển phát nhanh qua đường bưu điện về Văn phòng Tuyển sinh 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
- Cách 3: Đăng ký trực tuyến tại: http://caodangbachkhoahanoi.edu.vn/dang-ky-xet-tuyen-truc-tuyen